Thừa kế chuyển tiếp là gì? Phân biệt với thừa kế thế vị?

Thừa kế thế vị là thuật ngữ không còn xa lạ, còn đối với thuật ngữ thừa kế chuyển tiếp được pháp luật quy định như thế nào và điểm khác nhau cơ bản giữa thừa kế chuyển tiếp và thừa kế thế vị

1. Quy định của pháp luật về thừa kế chuyển tiếp:

1.1. Thừa kế chuyển tiếp là gì?

Hiện tại, theo quy định của pháp luật thì hiện tại không có bất kỳ một văn bản nào quy định về khái niệm thừa kế chuyển tiếp. Để hiểu rõ hơn khái niệm thừa kế chuyển tiếp thì ta cần hiểu khái niệm quy định về thừa kế.

Theo quy định của Bộ luật dân sự thì thừa kế có thể được hiểu là sự dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống. Cụ thể thì căn cứ theo quy định tại Điều 624 và Điều 649 Bộ luật Dân sự năm 2015 thừa kế được chia thành 02 hình thức là thừa kế theo di chúc, tức là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống theo sự định đoạt của người đó khi họ còn sống và thừa kế theo pháp luật tức là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

Tóm lại, không có quy định cụ thể về thừa kế chuyển tiếp nhưng  dựa theo các quy định về thừa kế trong Bộ luật dân sự 2015 thì ta có thể hiểu thừa kế chuyển tiếp là việc chuyển tiếp về di sản hoặc về quyền thừa kế giữa các hàng thừa kế khi phân chia di sản thừa kế.

1.2. Các loại thừa kế chuyển tiếp được quy định ra sao?

Như đã phân tích ở phần mục trên thì thừa kế chuyển tiếp là việc chuyển tiếp về di sản hoặc về quyền thừa kế giữa các hàng thừa kế khi phân chia di sản thừa kế. Theo đó thì khi phân chia di sản thừa kế thông thường có 02 loại thừa kế chuyển tiếp sau:

Một là, thừa kế chuyển tiếp về di sản: Có thể hiểu rằng khi người chết để lại di sản mà phần di sản đó chưa được chia cho những người thừa kế, sau đó một trong số những người thừa kế của người này cũng chết đi thì di sản của người chết sau bao gồm cả phần di sản mà người này được hưởng nhưng chưa chia trong khối di sản của người chết trước đó gọi là sự chuyển tiếp về di sản thừa kế.

Để nắm rõ về về thừa kế chuyển tiếp di sản thì chúng tôi đưa ra ví dụ như sau:

Ông Hà và bà Minh có một người con chung là anh Cường. Ông Hà chết năm 1999 và Bà Minh chết năm 1992. Cả ông Hà và bà Minh đều chết mà không để lại di chúc. Khi còn sống, ông Hà  và bà Minh có tạo lập được khối tài sản chung là một căn nhà cấp 4 trên đất. Sau khi ông và bà Minh chết, anh Cường là người sử dụng nhà đất của cha mẹ. Đến năm 2017, anh Cường chết mà không để lại di chúc, anh Cường có vợ và 02 người con. Năm 2019 các con của anh Cường yêu cầu Tòa án chia di sản thừa kế của anh Cường. Lúc này, vì cả ông Hà và bà Minh và anh Cường đều chết mà không để lại di chúc, nên di sản được chia theo pháp luật. Như vậy, vợ và 02 người con của anh Cường được nhận di sản thừa kế của anh Cường bao gồm cả phần di sản thừa kế mà anh Cường được nhận từ ông Hà và bà Minh. Đây gọi là phần thừa kế chuyển tiếp về di sản.

Hai là, thừa kế chuyển tiếp về quyền thừa kế giữa các hàng thừa kế. Có thể hiểu rằng khi những người ở hàng thừa kế trước đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Khi đó những người ở hàng thừa kế tiếp theo sẽ được hưởng di sản thừa kế

Để nắm rõ về về thừa kế chuyển tiếp quyền thừa kế thì chúng tôi đưa ra ví dụ như sau:

Ông Ánh và bà Bình có 03 người con chung là anh Cung, anh Dinh và chị Én (cha mẹ của ông Ánh và bà Bình đã mất trước đó). Ông Ánh chết năm 1980 và Bà Bình chết năm 1996. Cả ông Anh và bà Bình đều chết mà không để lại di chúc. Khi còn sống, ông Ánh và bà Bình có tạo lập được khối tài sản chung là một mảnh đất 1000m2 . Sau khi ông Anh và bà Bình chết, anh Cung vẫn tiếp tục quản lý và sử dụng nhà đất của cha mẹ. Đến năm 2018, anh Cung chết mà không để lại di chúc, anh Cung có vợ và 02 người con. Năm 2019, anh Dinh và chị Én chết do tai nạn lao động, anh Dinh và chị Én chưa lập gia đình. Năm 2020 các con của anh Cung yêu cầu Tòa án chia di sản thừa kế. Lúc này, vì cả ông Anh và bà Bình, anh Cung, anh Dinh và chị Én đều chết mà không để lại di chúc, nên di sản được chia theo pháp luật. Như vậy, vợ và 02 người con của anh Cung được nhận di sản thừa kế của anh Cung bao gồm cả phần di sản thừa kế mà anh Cung được nhận từ ông Anh và bà Bình đồng thời vì hàng thừa kế thứ nhất và thứ hai của anh Dinh và chị Én không còn ai cả nên 02 người con của anh Cung là cháu ruột của anh Dinh và chị En sẽ được hưởng phần di sản thừa kế mà anh Dinh và chị Én nhận từ ông Anh và bà Bình. Đây gọi là phần thừa kế chuyển tiếp giữa các hàng thừa kế.

Xem thêm: Điều kiện, hồ sơ, thủ tục khai nhận thừa kế thế vị mới nhất

2. Quy định của pháp luật về thừa kế thế vị:

Liên quan đến vấn đề về thừa kế thế vị thì Bộ luật dân sự 2015 quy định rất rõ ràng và chi tiết. Cụ thể là quy định tại Điều 652 Bộ luật Dân sự năm 2015. Theo quy định này  thì ta có thể hiểu rằng thừa kế thế vị chĩnh là trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Hay nói môt cách dễ hiểu hơn đó là thừa kế thế vị là việc con tức là cháu/chắt của người để lại di sản thay thế vị trí của bố hoặc mẹ là con/cháu của người để lại di sản nhận di sản thừa kế chính là phần di sản mà bố, mẹ sẽ được hưởng nếu họ còn sống vào thời điểm chia thừa kế từ ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cụ nội, cụ ngoại nếu bố mẹ chết trước hoặc chết cùng thời điểm với những người này.

Tóm lại, liên quan đến vấn đề về thừa kế thế vị thì ta có thể hiểu rằng:

 Trong thừa kế thế vị chỉ có cháu hoặc chắt của người để lại di sản mới được hưởng phần tài sản thừa kế thế vị. Nếu thời điểm phát sinh thừa kế thế vị mà người thế vị chưa được sinh ra thì người thế vị đó phải đảm bảo còn sống khi sinh ra và đã thành thai trước thời điểm người được thế vị chết. Mặt khác, thừa kế thế vị chỉ xảy ra khi con/cháu của người để lại di sản chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản. Bên cạnh đó thì cần phải nắm được rằng thừa kế thế vị chỉ có thể là thừa kế theo pháp luật. Ngoài ra theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 thì con nuôi và cha mẹ nuôi, con riêng với cha dượng, mẹ kế cũng đều được thừa hưởng di sản thừa kế của nhau và tồn tại thừa kế thế vị nếu như đủ điều kiện.

Xem thêm: Thừa kế thế vị là gì? Trường hợp nào phát sinh thừa kế thế vị?

3. Phân biệt thừa kế chuyển tiếp và thừa kế thế vị:

Từ những lập luận và phân tích ở hai mục trên ta có thể rút ra được những điểm khác nhau cơ bản giữa thừa kế chuyển tiếp và thừa kế thế vị như sau:

Một là, thừa kế thế vị là thừa kế theo pháp luật còn thừa kế chuyển tiếp có thể là thừa kế theo pháp luật hoặc thừa kế theo di chúc.

Theo quy định của pháp luật dân sự thì thừa kế thế vị không thể là thừa kế theo di chúc. Thừa kế thế vị là việc cháu của người để lại di sản thế vị trí của cha mẹ mình để hưởng di sản từ ông, bà để lại. Hiểu một cách đơn giản thì thừa kế thế vị tức là cha mẹ của cháu là người đã chết trước hoặc chết cùng thời điểm với ông, bà nên dĩ nhiên cha, mẹ của cháu sẽ không thể nhận thừa kế theo di chúc từ ông, bà mà chỉ có thể nhận thừa kế theo pháp luật.

Còn đối với thừa kế chuyển tiếp, thì cha, mẹ của cháu có thể nhận thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật vì là người chết sau, nên sẽ xuất hiện việc chuyển tiếp thừa kế về di sản cho những người thừa kế sau.

Hai là, thừa kế thế vị thì con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản còn với thừa kế chuyển tiếp thì con của người để lại di sản chết sau người để lại di sản.

Ba là,  thừa kế thế vị thì người được hưởng thừa kế là cháu/chắt của người để lại di sản còn thừa kế chuyển tiếp thì người được hưởng thừa kế chuyển tiếp có thể là bất kỳ ai còn sống trong hàng thừa kế chuyển tiếp.

Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:

– Bộ luật Dân sự 2015.



XEM THÊM CÁC THÔNG TIN KHÁC TẠI: https://taifreefire.com/

The post Thừa kế chuyển tiếp là gì? Phân biệt với thừa kế thế vị? first appeared on TAIFREEFIRE.COM.



from TAIFREEFIRE.COM https://taifreefire.com/thua-ke-chuyen-tiep-la-gi-phan-biet-voi-thua-ke-the-vi/?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=thua-ke-chuyen-tiep-la-gi-phan-biet-voi-thua-ke-the-vi

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tải Game 789bet có uy tín không? (Full DLC) Crack

Download Xforce 2022 keygen – All Products key for Autodesk 2022

Download Autodesk Robot Structural Analysis Professional 2022