IMC Plan là gì? Nắm vững “gốc rễ” từ 6 bước cơ bản

Philip Kotler – Cha đẻ của marketing hiện đại từng nói rằng: “Truyền thông marketing tích hợp chính là cách chúng ta nhìn vào toàn bộ quá trình tiếp thị dưới góc nhìn của khách hàng”.

Vậy kế hoạch truyền thông tích hợp hay IMC Plan là gì? Làm thế nào để xây dựng một chiến dịch IMC bùng nổ và mới mẻ?

IMC Plan là gì?

IMC (Integrated Marketing Communications) hay truyền thông marketing tích hợp là việc sử dụng kết hợp nhiều công cụ truyền thông theo một cách gắn kết, chặt chẽ nhằm mang đến một thông điệp nhất quán đến với người dùng.

Hình thức này sẽ giúp thương hiệu tiếp cận người dùng một cách nhanh chóng với góc nhìn đa chiều. Một số công cụ truyền thông điển hình phải kể đến: Quảng cáo, PR, Marketing trực tiếp, Khuyến mãi, Bán hàng cá nhân.

IMC Plan là gì

IMC Plan là gì? Tại sao cần phải xây dựng kế hoạch truyền thông tích hợp?

Lợi ích của IMC Plan là gì?

Đáp ứng mọi khách hàng

Vì có sự tích hợp bởi nhiều công cụ, do đó, IMC có thể đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng từ offline cho đến online. Điều này cũng giúp cho thương hiệu thu về doanh thu khủng khi tiếp cận được đến đúng đối tượng, và với đông đảo người dùng.

Nâng cao giá trị thương hiệu

IMC Plan tạo dựng ra những hoạt động quảng cáo, truyền thông mang tính liền mạch, cùng theo đuổi một thông điệp, một concept về nội dung, văn phong, hình ảnh… Từ đó truyền tải đến người dùng một thông điệp và hình ảnh nhất quán, làm nâng cao giá trị của thương hiệu lên một tầm cao mới.

Tăng doanh số bán hàng

Sử dụng chiến lược IMC sẽ giúp thương hiệu tiếp cận trên nhiều kênh khác nhau, do đó sẽ mang lại những lợi ích cộng hưởng, giúp thương hiệu bạn xuất hiện ở khắp mọi nơi và bán ra được nhiều sản phẩm/dịch vụ hơn.

Lợi ích của IMC Plan là gì

IMC đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng từ offline cho đến online

IMC là gì? Chiến lược IMC xây dựng thương hiệu của Adidas

6 bước lên IMC Plan hiệu quả

Bước 1: Xác định mục tiêu của kế hoạch

Trong bất kỳ bản kế hoạch nào, bước đầu tiên xác định mục tiêu luôn được xem là bước quan trọng nhất. Và trong kế hoạch IMC cũng không ngoại lệ, đây là bước quyết định tính thống nhất và đồng bộ cho toàn chiến dịch. Tại bước này, doanh nghiệp bạn cần xác định 3 mục tiêu chính, bao gồm:

  • Mục tiêu kinh doanh (Business Objective): Hướng tới doanh thu và tăng trưởng
  • Mục tiêu marketing (Marketing Objective): Hướng đến sự thay đổi hành vi của người tiêu dùng
  • Mục tiêu truyền thông (Communication Objective): Hướng tới sự thay đổi trong suy nghĩ và tâm lý của người dùng

Bước 2: Xác định đối tượng mục tiêu

Mọi nỗ lực truyền thông của thương hiệu bạn sẽ trở nên vô ích nếu như bạn xác định sai về đối tượng truyền thông. Vậy làm thế nào để xác định được đúng đối tượng mục tiêu (target audience)? Hãy dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau như vị trí địa lý, nhân khẩu học, tâm lý, hành vi… Sau đó lựa chọn và định vị nhóm khách hàng bạn thấy khả quan nhất, nhóm khách hàng có thể giúp bạn đạt được mục tiêu ban đầu đề ra.

Xác định đối tượng mục tiêu trong kế hoạch của IMC Plan

Insight – Sự thật ngầm hiểu về khách hàng là một bài toán khó đối với các nhà tiếp thị

Bước 3: Insight

Truy tìm insight của khách hàng được cho là bước khó khăn nhất trong IMC Plan. Nắm được insight khách hàng sẽ khiến doanh nghiệp nắm trong tay cơ hội thành công đến 85%. Tuy nhiên, insight không hẳn là đúng với tất cả mọi người, bạn chỉ cần tìm insight của nhóm khách hàng mục tiêu mà bạn đã chọn ra ở bước 2 mà thôi.

Bước 4: Big idea

Big Idea được xem như là trái tim của cả chiến dịch, nó sẽ giúp chiến dịch của bạn được triển khai nhất quán theo cùng một chủ đề. Để lựa chọn được Big Idea thành công, bạn cần lưu ý: 

  • Big Idea phải khả thi và phù hợp với ngân sách.
  • Big Idea được triển khai từ Insight của khách hàng.
  • Big Idea cần thể hiện được Brand Role (vai trò của thương hiệu) một cách rõ ràng, cụ thể.

Kèm theo Big Idea, chính là Key Message (thông điệp truyền thông chủ chốt” kéo dài xuyên suốt chiến dịch, giúp khách hàng hiểu rõ hơn về những điều thương hiệu muốn truyền tải. Key Message cần đảm bảo đủ các yếu tố như: đầy đủ, chính xác, thu hút, dễ hiểu, dễ nhớ và phù hợp.

Ví dụ như Key Message của thương hiệu Vinamilk là “Mắt sáng dáng cao”, của thương hiệu Bitis là “Đi để trở về”.

Bước 5: Kế hoạch triển khai

Xác định ngân sách truyền thông để đưa ra những công cụ phù hợp với ngân sách và mục tiêu của chiến dịch. Thương hiệu cũng cần xác định thêm một khoản ngân sách dự trù để dùng cho những trường hợp khẩn cấp.

Chia toàn chiến dịch thành nhiều giai đoạn khác nhau, ở mỗi giai đoạn sẽ định ra một loạt những hoạt động truyền thông và thông điệp chủ đạo phù hợp. Nếu như khách hàng của bạn thuộc thế hệ Gen Z, thương hiệu có thể tối ưu lựa chọn vào kênh truyền thông TikTok hay Instagram. Còn nếu khách hàng của bạn thuộc thế hệ Gen X và Gen Y, thương hiệu có thể cân nhắc lựa chọn nền tảng social Facebook và Google. 

Bước 6: Đánh giá hiệu quả

Đánh giá hiệu quả của chiến dịch là bước cuối cùng trong kế hoạch IMC. Đây là bước xác định tính thành công của toàn chiến dịch của bạn. Ở bước này, thương hiệu cần xác định các chỉ số về KPI đạt được, rồi so sánh với mục tiêu ban đầu đề ra. Tuỳ thuộc vào mục tiêu ban đầu, mà thương hiệu cần quan tâm đến những chỉ số KPI khác nhau.

3 Chiến dịch quảng cáo gây sốt của Coca Cola

Ví dụ về kế hoạch IMC của Bitis

Để có thể hiểu rõ hơn về IMC PLan là gì bạn có thể tìm hiểu về kế hoạch IMC của Biti’s dưới đây:
Vi dụ về kế hoạch IMC của Biti's

“Đi để trở về” là chiến dịch truyền thông đánh dấu sự trở lại đầy ngoạn mục của thương hiệu Biti’s

Bước 1: Mục tiêu mục tiêu

  • Mục tiêu kinh doanh: Tăng thị phần và quay lại thị trường Việt Nam để cạnh tranh với các thương hiệu quốc tế.
  • Mục tiêu Marketing: Tăng số lượng người dùng mới và thu hút đối tượng người dùng trẻ.
  • Mục tiêu truyền thông: Tăng mức độ nhận diện thương hiệu và định vị lại thương hiệu trong tâm trí của người dùng là thương hiệu giày thời trang dành cho giới trẻ.

Bước 2: Xác định đối tượng

Nhắm thẳng vào giới trẻ, đặc biệt là nhóm khách hàng từ 9X trở lên.

Bước 3: Insight

Nắm bắt tâm lý giới trẻ hiện nay có xu hướng sống xa nhà, thích đi xa để trải nghiệm và khám phá thế giới quan xung quanh. 

Insight mùa 1: “Có đi mới có trở về. Đi thật xa, để khám phá, để trải nghiệm, để trưởng thành hơn và trân trọng sự trở về, trân trọng hành trình trở về hơn. Đi thật xa để trở về!”

Bước 4: Big idea

Xuất phát từ Insight “Người trẻ luôn có rất nhiều cuộc hành trình, họ đi mọi nơi và khám phá mọi nẻo đường”, tuy nhiên, hành trình mong chờ và ý nghĩa nhất chính là hành trình trở về nhà. Dù bạn đi tới đâu, Bitis Hunter cũng sẽ luôn đồng hành cùng bạn. Mang vẻ đẹp trẻ trung, năng động cùng với tiêu chí bền đẹp, Bitis Hunter xứng đáng là sản phẩm chiếm trọn niềm tin của bạn.

Bước 5: Kế hoạch triển khai

Với chủ trương không dàn trải ngân sách cho nhiều hoạt động truyền thông, do đó, chiến dịch “Đi để trở về” mùa 1 được chia làm 3 giai đoạn chính:

  • Tạo tranh luận #teamđi – #teamtrởvề trên các kênh social thông qua KOLs trong vòng 4 ngày
  • Tung 2 MV MV “Lạc trôi” của Sơn Tùng MTP và “Đi để trở về” của Soobin Hoàng Sơn trong 2 ngày
  • Tập trung triển khai các bài PR và social trong vòng 1 ngày trên Kênh 14

Ngoài ra, thương hiệu còn tung ra nhiều chương trình giảm giá ưu đãi trên các sàn thương mại điện tử trong những khung giờ nhất định để kích thích hành động mua của những khách hàng đang còn băn khoăn chưa đưa ra quyết định.

“Đi để trở về” mùa 1 mở màn bằng 2 MV bùng nổ của Sơn Tùng MTP và Soobin Hoàng Sơn

Bước 6: Đánh giá hiệu quả

Kết quả của chiến dịch IMC “Đi để trở về” mùa 1 của Bitis đã mang về những con số vô cùng ấn tượng

  • 2 MV giữ vững vị trí trong Youtube Trending trong 21 ngày liên tục.
  • 170 triệu Brand Mention.
  • MV “Đi để trở về” của Soobin Hoàng Sơn có mặt 6 tháng liên tiếp trong BXH của Zing, đạt hơn 1,7 triệu tương tác trên mạng xã hội và brand mention chiếm hơn 10%.
  • Chỉ trong vòng 7 ngày đạt 300% mục tiêu về doanh số bán hàng.
  • Số 1 Youtube Ads Leaderboard Tet 2017.
  • Giải Đồng Chiến Dịch Truyền Thông Xuất sắc nhất Châu Á, giải Vàng Best Use of Video tại PR Asia Awards 2017.

Những kết quả đáng kinh ngạc của IMC Plan “Đi để trở về” mùa 1 của Biti’s

Vinamilk và chiến dịch ý nghĩa 40 năm Vươn Cao Việt Nam

Một số lưu ý khi làm IMC Plan

Quá tải thông tin dẫn đến bất đồng giữa các bộ phận: IMC plan là sự hợp tác giữa nhiều bộ phận, phòng ban với nhau (Sales, PR, nghiên cứu và phát triển…), do đó, trong khi triển khai chiến dịch, thương hiệu có thể xảy ra một thách thức về sự bất đồng giữa các bộ phận do có quá nhiều ý kiến khác nhau. 

Hạn chế về mặt ý tưởng: Các ý tưởng của team creative có thể bị bỏ qua do các hoạt động truyền thông trong kế hoạch IMC thường được xác định dựa trên góc nhìn của thương hiệu và người tiêu dùng.

Rào cản về mặt ngân sách và nguồn lực: Vì hoạt động trên cơ sở tích hợp nhiều phương thức truyền thông khác nhau, do đó, một chiến dịch IMC cần rất nhiều ngân sách và nguồn lực mà nhiều doanh nghiệp nhỏ chưa có khả năng đáp ứng được.

Tạm kết: 

Với những phân tích ở trên hi vọng bạn đã hiểu rõ hơn về IMC Plan là gì và 6 bước lên kế hoạch IMC hiệu quả. IMC Plan sẽ là một kế hoạch truyền thông giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh, nâng cao giá trị thương hiệu và chinh phục khách hàng một cách nhanh chóng, hiệu quả nhất.

Thanh Thanh – MarketingAI

XEM THÊM CÁC THÔNG TIN KHÁC TẠI: https://taifreefire.com/

The post IMC Plan là gì? Nắm vững “gốc rễ” từ 6 bước cơ bản first appeared on TAIFREEFIRE.COM.



from TAIFREEFIRE.COM https://taifreefire.com/imc-plan-la-gi-nam-vung-goc-re-tu-6-buoc-co-ban/?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=imc-plan-la-gi-nam-vung-goc-re-tu-6-buoc-co-ban

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tải Game 789bet có uy tín không? (Full DLC) Crack

Download Xforce 2022 keygen – All Products key for Autodesk 2022

Văn bản cá biệt là gì? Mẫu văn bản cá biệt? Đặc điểm của văn bản cá biệt?