Networking là gì? 5 cách cải thiện kỹ năng Networking hiệu quả
Networking là gì? Networking ảnh hưởng thế nào đến quá trình làm việc cũng như trong đời sống hàng ngày? Làm thế nào để Networking hiệu quả, những đặc điểm và phương pháp nào có thể cải thiện kỹ năng Networking? Tất cả những câu hỏi này sẽ được giải đáp đầy đủ trong bài viết dưới đây.
Trong thế giới kết nối ngày nay, xây dựng mối quan hệ hay Networking là yếu tố không thể thiếu để mang lại thành công trong công việc cũng như cuộc sống. Tất cả chúng ta đều đang sống và được gắn kết bởi các mối quan hệ, những người bạn quen, những người quen biết bạn đều có một ý nghĩa riêng. Sẽ có những lúc bạn gặp khó khăn, cần sự giúp đỡ và việc hiểu được networking là gì chắc chắn sẽ giúp ích bạn trong những khoảng thời gian này.
Networking nghĩa là gì?
Networking hay mạng lưới mối quan hệ là quá trình trò chuyện, kết nối với người khác và chia sẻ thông tin với họ. Networking có nhiều hình thức khác nhau, từ trao đổi danh thiếp với khách hàng tại các sự kiện của công ty, đến việc bắt chuyện với người nào đó tại sự kiện mà bạn tham gia.
Networking là gì? Business networking là gì? (Ảnh: semtek)
Nói một cách đơn giản, Networking là gặp gỡ và tạo mối quan hệ với những người khác. Trong kinh doanh, networking được sử dụng để hình thành các mối quan hệ, xác định, tạo ra, hoặc thậm chí thực hiện các cơ hội kinh doanh như mở rộng ra thị trường quốc tế.
Tầm quan trọng của Networking là gì?
Trong cuộc sống hàng ngày, không ai có thể khẳng định việc mình hoàn toàn tách biệt khỏi các mối quan hệ, không cần tới bất kỳ sự trợ giúp nào. Mỗi một mối quan hệ bạn có từ bạn bè cùng lớp, đồng nghiệp đến người bạn yêu… tất cả đều chính là Networking của bạn.
Trong hoạt động kinh doanh, Networking đã và đang trở nên cực kỳ quan trọng và rất cần thiết. Các mạng lưới quan hệ chuyên nghiệp có thể dẫn đến nhiều khách hàng hơn, được tiếp xúc nhiều hơn và nhiều cơ hội hơn để phát triển sự nghiệp.
Tầm quan trọng của Networking trong công việc và đời sống. (Ảnh: Wiibook)
Ngoài ra, Networking còn có một số vai trò quan trọng sau:
- Networking giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp
- Nâng cao kỹ năng, gia tăng và khả năng phát triển nghề nghiệp
- Mở rộng quan hệ, làm quen với những người bạn mới trong hoặc ngoài lĩnh vực bạn đang hoạt động
- Củng cố, duy trì các mối quan hệ đã có
- Tạo được dấu ấn riêng và củng cố thương hiệu cá nhân
- Nhận được nhiều sự trợ giúp, hỗ trợ hơn trong cuộc sống và công việc
Những kỹ năng Networking hiệu quả
Bạn không bao giờ nên bỏ qua cơ hội mở rộng mạng lưới quan hệ của mình ngay cả khi người đó không làm việc với vai trò tương tự như bạn. Bạn không bao giờ biết mối quan hệ nào của ngày hôm nay sẽ mang lại lợi ích về lâu dài, vì vậy đừng bao giờ bỏ qua cơ hội trò chuyện với một người mới.
Tuy nhiên, để Networking hiệu quả không phải chuyện dễ dàng mà cần có những kỹ năng nhất định. Dưới đây là 5 kỹ năng quan trọng cần nắm rõ nếu bạn muốn tạo nên những mối quan hệ đem lại nhiều ý nghĩa.
Lựa chọn địa điểm hợp lý để Networking
Những buổi giao lưu, gặp mặt, các buổi hội thảo, triển lãm… luôn là những địa điểm Networking lý tưởng. Việc gặp mặt và trò chuyện trực tiếp chắc chắn sẽ đem lại nhiều hiệu quả hơn so với việc bạn gửi email, điện thoại hoặc nhắn tin để tạo mối quan hệ. Muốn tìm được người phù hợp để Networking, đầu tiên bạn cần tìm những nơi phù hợp để đến.
Chẳng hạn, nếu bạn làm trong lĩnh vực marketing, thì có thể tìm kiếm và tham gia các xưởng, talk show liên quan đến ngành. Việc tham gia những chương trình này không chỉ giúp bạn có thêm kiến thức mà còn được gặp gỡ những chuyên gia, những người cùng đam mê tương tự bạn từ đó có thể mở rộng nhiều cơ hội việc làm mới trong tương lai.
Địa điểm là yếu tố quan trọng giúp networking hiệu quả (Ảnh: congdongdigitalmarketing)
Hiện tại có khá nhiều trang web rất hữu ích cho việc Networking như LinkedIn. Tham gia LinkedIn bạn có thể tìm thấy những người có cùng sở thích hoặc kinh nghiệm làm việc. Hơn nữa, bạn cũng có thể xem hồ sơ của các chuyên gia trong ngành mà bạn ngưỡng mộ hoặc muốn theo dõi. Điều này có thể cung cấp cho bạn một số thông tin chi tiết về những người bạn nên gặp hoặc những hướng đi bạn nên thực hiện trong cuộc sống và sự nghiệp của chính mình. Ngoài ra, Facebook, Twitter và một số nền tảng mạng xã hội khác cũng là một nguồn hữu ích để Networking.
Tập trung đến chất lượng thay vì số lượng
Khi tham gia sự kiện, một số người thường cố gắng đi vòng quanh, tìm cách bắt chuyện với tất cả mọi người, trao đổi danh thiếp và thông tin liên hệ với bất kỳ ai mà họ gặp. Nhưng cách này thường không mang lại hiệu quả cao, đôi khi còn tạo ấn tượng xấu với người mà bạn muốn tiếp xúc.
Thay vào đó, hãy dành thời gian để nói chuyện, tạo ấn tượng tốt với người mà bạn đang hoặc muốn tiếp xúc và cho cả hai cơ hội để hiểu về nhau hơn, đó cũng chính là tiền đề để xây dựng một mối quan hệ hợp tác lâu dài và có hiệu quả. Hãy tập trung vào chất lượng thay vì chạy theo số lượng.
Phong thái tự tin
Một người tự tin, hòa nhập, chủ động trò chuyện, bắt tay với nhiều người chắc chắn sẽ nhanh chóng tạo được nhiều mối liên hệ hơn một người e dè và thiếu tự tin. Khi tham gia một sự kiện với quá nhiều nhân vật có địa vị, học thức, bạn khó tránh khỏi cảm giác lúng túng, ngại ngùng và rụt rè. Để những điều này không làm ảnh hưởng đến quá trình Networking, bạn cần chuẩn bị thật tốt trước khi tham gia một sự kiện nào đó.
Thứ nhất, Trang phục: Lựa chọn trang phục lịch sự, phù hợp với sự kiện, đừng tự làm bản thân trở nên “khác người” bằng những bộ cánh không giống ai, mặc dù bạn có thể nhanh chóng trở nên nổi bật, tuy nhiên điều này chưa hẳn là tốt.
Tự tin khi Networking đem lại hiệu quả nhanh chóng. (Ảnh: Got it)
Thứ hai, chuẩn bị một bài giới thiệu ngắn gọn về bản thân. Khi tham gia Networking, bạn bắt buộc phải giới thiệu mình là ai, bạn kinh doanh gì, bạn muốn tìm việc như thế nào… để người bạn muốn kết nối nắm được những thông tin cơ bản nhất về bạn. Hãy chuẩn bị sẵn một bài giới thiệu ngắn gọn về bản thân và tập luyện trước tại nhà để gia tăng sự tự tin, lưu loát, mạnh dạn hơn trong buổi Networking.
Ngoài ra, bạn cũng nên luyện tập cách chào hỏi, bắt tay và cả cách cười khi gặp những người mới. Một sự chuẩn bị tốt chắc chắn sẽ mang lại cho bạn nhiều sức mạnh và tự tin hơn.
Theo dõi liên hệ
Sau khi đã có được thông tin liên hệ với ai đó, hãy cố gắng duy trì kết nối với họ. Một cuộc điện thoại, một tin nhắn thể hiện rằng bạn rất vui khi được làm quen với họ có thể khơi gợi thêm nhiều chủ đề trò chuyện giữa hai bên. Nếu bạn không trò chuyện hoặc tương tác với ai đó trong một thời gian, việc bất ngờ liên lạc hoặc yêu cầu trợ giúp sẽ không mang lại thành công. Và cũng đừng quên việc kiểm tra email một cách thường xuyên để không bỏ lỡ những cuộc trò chuyện mới nhất.
Đặc điểm của những người có kỹ năng Networking tốt
Sau khi đã hiểu rõ Networking là gì, trong phần tiếp theo này hãy cùng khám phá đặc điểm chung của những người có kỹ năng Networking tốt.
Top 7 đặc điểm này được rút ra từ kết quả của cuộc khảo sát do Ivan Misner thực hiện với hơn 3.400 người làm kinh doanh trên toàn thế giới.
Biết lắng nghe
Biết lắng nghe là đặc điểm hàng đầu của những người giỏi Networking. Người có kỹ năng xây dựng mối quan hệ tốt là người biết thể hiện sự tôn trọng và sự quan tâm đối với ý kiến của người khác. Muốn tìm hiểu và giao tiếp với ai đó, trước hết bạn cần lắng nghe những điều họ cần, họ thích.
Luôn có thái độ làm việc tích cực và nhiệt tình
Một người giỏi Networking sẽ luôn thể hiện một thái độ tích cực, không bao giờ bàn luận về những vấn đề tiêu cực về đồng nghiệp hoặc công ty. Một người tích cực chắc chắn sẽ khiến mọi người muốn giao lưu, muốn trò chuyện nhiều hơn từ đó có thể mang lại cho bạn nhiều cơ hội hợp tác mới.
Luôn hỗ trợ, hợp tác
Điều tạo nên một người giỏi Networking là gì? Đó chính là những gì bạn sẵn sàng cho đi. Networking là mối quan hệ là sự tương tác hai chiều, thay vì nghĩ rằng “Họ có thể giúp đỡ được gì cho tôi?” thì bạn nên đặt câu hỏi “Tôi có thể hỗ trợ cho họ như thế nào?”. Đừng ngần ngại cho đi và thể hiện mong muốn giúp đỡ của bạn. Bởi vì điều này chắc chắn sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho bạn trong tương lai.
Chân thành
Một mối quan hệ lâu dài được vun đắp bởi sự chân thành, hãy luôn chân thành và trân trọng những mối quan hệ bạn đã đang và sẽ có. Đừng để việc Networking của bạn kết thúc bởi sự giả dối.
Có khả năng tiếp cận cao
Kết quả khảo sát cho biết: “Mọi người có thể không nhớ bạn là ai và bạn đã làm những gì, nhưng họ sẽ không bao giờ quên cảm xúc bạn đã mang lại cho họ”.
Bạn cần thể hiện mình là một người có khả năng tiếp cận. Việc tiếp cận hiệu quả hay không sẽ tạo nên một người có kỹ năng Networking giỏi hay không.
Đáng tin cậy
Trở thành một người đáng tin cậy trong mọi tình huống từ việc đến đúng giờ, giữ lời hứa,… chính là cách để trở thành một người giỏi Networking. Hãy trung thực nhận lỗi và cố gắng sửa chữa vấn đề nếu lỗi đó thuộc về bạn.
Trong kinh doanh, rất khó để biết liệu những mối liên hệ hiện có có đáng tin tưởng hay không, vì vậy thay vì chờ đợi, hãy trở thành người đáng tin trước.
Luôn giữ liên lạc
Những hành động nhỏ như lời hỏi thăm tình hình trong cuộc sống và công việc hay một lời chào,… có thể làm cho mối quan hệ của bạn trở nên gắn bó và thân thiết hơn. Thay vì cứ tính toán thiệt hơn, việc thể hiện sự quan tâm sâu sắc với đối phương chắc chắn sẽ giúp cho ấn tượng của bạn trong mắt người đó trở nên sâu sắc và đặc biệt hơn.
Phương pháp cải thiện kỹ năng Networking
Bạn đã nắm rõ những đặc điểm của những người giỏi Networking là gì, vậy làm thế nào để cải thiện kỹ năng Networking?
Dưới đây là 4 bước hàng đầu giúp bạn dễ dàng “nâng cấp” kỹ năng Networking của mình.
Bước 1: Kết giao
Làm thế nào để có thể làm quen với những người khác?
- Tập cách bắt chuyện, chào hỏi, cách cười, kể chuyện hấp dẫn, tạo ấn tượng và tập bắt tay
- Dành thời gian chăm chút cho ngoại hình như cách đi đứng, phong thái chững chạc và thu hút, ăn mặc hợp thời trang, phù hợp với hoàn cảnh và dáng vẻ của mình.
- Tự giới thiệu, chủ động làm quen trong các các buổi tiệc, sự kiện,…
- Tận dụng cơ hội khi được giới thiệu với ai đó, hãy chú ý lắng nghe và thể hiện sự quan tâm đối với họ.
- Thường xuyên trau dồi để nâng cao kiến thức và hiểu biết. Năng lực cá nhân chính là chìa khóa hoàn hảo để mở ra cánh cửa kết giao nhanh chóng và hiệu quả.
- Thường xuyên cập nhật những thông tin mới để dễ dàng bắt kịp với các cuộc trò chuyện
- Chăm chú lắng nghe, tập trung vào câu chuyện của người đối diện, có thể tương tác bằng cách đặt câu hỏi đúng lúc.
- Sử dụng ngôn ngữ cơ thể để cuộc trò chuyện sinh động hơn nhưng cần phù hợp với câu chuyện.
Kết giao giúp cải thiện networking skills của bạn (Ảnh: scholarshipez)
Bước 2: Duy trì mối quan hệ
Duy trì các mối quan hệ mới tạo dựng bằng cách nắm rõ một số điều sau:
- Lý do bạn muốn liên hệ lại
- Hãy là người chủ động liên hệ trước
- Thể hiện sự chân thành và nhiệt tình
- Duy trì liên hệ: nhắn tin, gọi điện, hẹn nói chuyện…
- Hãy cho họ thấy giá trị, năng lực của bạn.
Bước 3: Nuôi dưỡng
Đừng chỉ liên hệ với người khác khi bạn cần sự giúp đỡ từ họ. Hãy cố gắng nuôi dưỡng và duy trì các mối liên hệ này bằng cách:
- Sẵn sàng cho đi
- Đối xử công bằng với mọi người
- Thường xuyên nói lời cảm ơn
- Cùng nhau học hỏi: Xây dựng và phát triển điểm chung
- Cùng hành động: Giữ lời hứa và tạo dựng niềm tin
- Cùng phát triển giá trị lợi ích chung cho hiện tại và tương lai
Bước 4: Khai thác, chia sẻ các mối quan hệ Networking
Tìm kiếm và xây dựng các điểm chung trong các mối quan hệ để có thể dễ dàng giúp đỡ hoặc nhận sự giúp đỡ khi bạn hoặc người đó gặp khó khăn.
Lời kết
Networking là gì? Networking rất quan trọng trong cả công việc và đời sống. Networking vốn không phải điều gì đó quá cao siêu hay chỉ dành riêng cho các chuyên gia. Mọi mối quan hệ bạn có đều rất quan trọng và đó cũng là minh chứng rõ nhất cho khả năng Networking của bạn.
Thông qua bài viết này, hy vọng bạn có thể hiểu rõ hơn Networking là gì, tầm quan trọng của Networking, biết được những kỹ năng cần thiết để trở thành một người Networking giỏi để có thể dễ dàng thành công hơn trong cuộc sống.
Lương Hạnh – MarketingAI
Tổng hợp
>> Có thể bạn quan tâm: Leadership là gì? 6 kỹ năng cần có để trở thành một nhà lãnh đạo tài ba
XEM THÊM CÁC THÔNG TIN KHÁC TẠI: https://taifreefire.com/
The post Networking là gì? 5 cách cải thiện kỹ năng Networking hiệu quả first appeared on TAIFREEFIRE.COM.
from TAIFREEFIRE.COM https://taifreefire.com/networking-la-gi-5-cach-cai-thien-ky-nang-networking-hieu-qua/?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=networking-la-gi-5-cach-cai-thien-ky-nang-networking-hieu-qua
Nhận xét
Đăng nhận xét